206 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

electronichcm@gmail.com

Giới thiệu

Tin tức

Liên hệ

Vận chuyển

Toàn quốc (trả phí)

093 629 2319

Hotline tư vấn miễn phí

093 214 0397

Hotline tư vấn miễn phí

Tin tức

Sensor (cảm biến) là gì?

Sensor là gì?

Sensor dich theo từ điển Anh – Việt có nghĩa là bộ cảm biến. Bộ cảm biến dùng để chuyển đổi tín hiệu vật thể bên ngoài môi trường cần khảo sát thành các cấp điện áp, sau đó truyền về thiết bị điều khiển để đưa ra nhưng công dụng như mong muốn.

Sensor là thiết bị đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta bởi những tính năng tuyệt vời của nó được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sensor như sensor hồng ngoại, sensor điện dung, sensor nhiệt…

Cấu tạo của Sensor

Cấu tạo cảm biến gồm 5 phần chính: Bộ phận vi mạch xử lý, cảm biến sensi, con quay, biến áp quay và cảm biến tốc độ

Bộ phân vi mạch xử lý: Gồm hệ thống các mạch điện, đùng để chuyển dổi tín hiệu.

Cảm biến Sensi chính là phần phần do lường trong hệ bám sát các gõ quay sau đó thì truyền các lệnh cho các góc quay ở cự ly xa mà không thể thực hiện được bằng cơ khí.

Con quay: Dùng để đo và xác định mức độ sai lệch góc, giúp ổn định hệ thống truyền tín hiệu.

Biến áp quay: Có tác dụng chính là chuyển đổi điện áp từ những cuộn sơ cấp sang thành tín hiệu điện thứ cấp tương ứng.

Cảm biến tốc độ: Chịu tác động của nguồn sáng.

Các loại sensor cơ bản:

1. Cảm biến hồng ngoại (infrared sensor)

Cảm biến hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng nhưng ngắn hơn tia bức xạ Vi ba. Tên “hồng ngoại” có nghĩa là “ngoài mức đỏ”, màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất trong ánh sáng thường. Thông thường những vật thẻ có nhiệt độ trên 35 độ C sẽ phát ra bước sóng hồng ngoại.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại cũng khá đơn giản. Khi con vật hay con người đi ngang qua thiết bị, sẽ xuất hiện một tín hiệu, tín hiệu này sẽ được cảm biến thu vào và cho vào mạch xử lý để tạo tác dụng điều khiển thiết bị.

Một số ứng dụng cảm biến hồng ngoại được sử dụng trong các thiết bị đó là đèn cảm ứng hoặc dùng làm thiết bị chống trộm.

2. Cảm biến điện dung (Capacitive sensor)

Cảm biến điện dung là một loại cảm biến thuộc dòng cảm biến tiệm cận hay còn gọi là cảm biến kểu tụ. Đây là cảm biến mô tả hai vật dẫn điện cách nhau một khoảng nào đó, sẽ phản ứng với nhau dựa trên độ chênh lệch giữa chúng. Khi chúng ta đặt một hiệu điện thế vào hai đầu của dòng điện thì ta sẽ được một tụ điện giữa hai vật dẫn đó với một đầu dương và một đầu âm.

Cảm biến điện dung

Cảm biến điện dung hoạt động cơ bản của cảm biến điện dung dựa trên việc đánh giá sự thay đổi điện dung của tụ điện. Bất kỳ vật nào đi qua trong vùng nhạy của cảm biến điện dung thì điện dung của tụ điện tăng lên. Sự thay đổi điện dung này phụ thuộc vào khoảng cách, kích thước và hằng số điện môi của vật liệu.

Một số ứng dụng cảm biến điện dung:

  • Chế tạo cảm biến áp suất dựa trên nguyên lý hoạt động của điện dung đươc ứng dụng để đo huyết áp.
  • Cảm biến điện dung sử dụng nguyên lý phát hiện tia hồng ngoại ứng dụng đẻ tao ra thiết bị phân tích khí CO2

Bài viết liên quan:

3. Cảm biến nhiệt độ là gì? (temperature sensor)

Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị dùng để cảm nhận lượng nhiệt tại khu vực cần đo. Cảm biến được thiết kế rất nhiều loại với nhiều dãy đo, đồ bền và độ chính xác khác nhau tùy theo từng khu vực đo mà người dùng nên chọn thiết bị đo nhiệt hợp lý.

Cảm biến nhiệt độ

Cảm biến nhiệt độ hoạt động dựa trên nguyên tắc điện trở của kim loại tăng lên khi nhiệt độ tăng lên hiện tượng này gọi là nhiệt điện trở. Do đó, đo nhiệt độ có thể được suy ra bằng cách đo nhiệt điện trở.

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến nhiệt độ, chúng có các đặc điểm khác nhau tùy vào từng ứng dụng thực tế, như đo nhiệt độ trong bồn đun nước, đun dầu, đo nhiệt độ nung, lò sấy…

4. Cảm biến tiệm cận là gì? (Proximity sensor)

Cảm biến tiệm cận là loại cảm biến giúp phát hiện những vật thể mà không cần phải tiếp xúc. Một cảm biến tiệm cận thường phát ra trường điện từ hay chùm tia bức xạ điện từ và tìm kiếm những thay đổi trong trường điện từ hoặc tín hiệu trở lại. Cảm biến tiệm cận giúp chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc là sự xuất hiện của các vật thể để chuyển thành tín hiệu.

Có hai loại cảm biến tiệm cận:

  • Cảm biến tiệm cận cảm ứng : phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện tử.
  • Cảm biến tiệm cận điện dung : phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện.

Trên thị trường ngày nay các loại cảm biến tiệm cận đều có sẵn những model nhằm đáp ứng các điều kiện về lắp đặt như: môi trường nhiệt độ cao, môi trường nhiệt độ thấp, môi trường chống nước và hóa chất,…

5. Cảm biến áp suất là gì? .(Pressure sensors)

Cảm biến áp suất là thiết bị dùng để đo áp suất hoặc ứng dụng có liên quan đến áp suất chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện. Một cảm biến áp suất thường hoạt động như một bộ chuyển đổi, tạo ra một tín hiệu như là một chức năng được áp đặt bởi áp lực. Áp suất là một biểu hiện của lực cần thiết để ngăn chặn dực vào sự biến dạng  vật liệu, và thường được quy định về lực trên một đơn vị diện tích.

Cảm biến áp suất được sử dụng để kiểm soát và giám sát trong rất nhiều ứng dụng hàng ngày. Ngoài ra cũng có thể được sử dụng để đo gián tiếp các biến khác như lưu lượng chất lỏng / khí, tốc độ, mực nước và độ cao.

Một số cảm biến áp suất còn là công tắc bật/ tắt ở một áp suất cụ thể. Ví dụ: một máy bơm nước có thể được điều khiển bởi một công tắc áp suất, bắt đầu khi nước được giải phóng khỏi hệ thống, làm giảm áp suất trong một hồ chứa.

Ngoài ra còn có một loại cảm biến áp suất được thiết kế để đo ở chế độ động để ghi lại những thay đổi tốc độ rất cao về áp suất. Ví dụ: Đo áp suất đốt trong một xilanh động cơ hoặc trong tuabin khí.

6. Cảm biến vân tay là gì? (Fingerprint Sensor)

Cảm biến vân tay là cảm biến dùng công nghệ sinh trắc học để quét vân tay của người sử dụng với nhiều loại sóng khác nhau. có khả năng chụp và lưu dấu vân tay của người dùng một cách nhanh chóng. Hệ thống sẽ xử lý dấu vân tay, chuyển sang dạng dữ liệu số rồi đối chiếu các đặc điểm của vân tay đó với dữ liệu đã được lưu trữ trong hệ thống. Nếu dấu vân tay này khớp với dữ liệu hệ thống thì các chức năng tiếp theo sẽ được thực hiện.

Ưu điểm:

  • Mở khoá thiết bị hoặc ứng dụng chỉ với một cú chạm hoặc vuốt nhẹ.
  • Tính xác thực cao vì vân tay mỗi người là khác nhau và duy nhất.
  • Nhận dạng nhiều vân tay khác nhau.

Nhược điểm:

  • Cảm biến vân tay chỉ là một hệ thống xác thực, không đóng vai trò bảo vệ dữ liệu người sử dụng, khi bạn ngủ hoặc mất ý thức thì chính ngón tay sẽ mở khoá tất cả.

Các sản phẩm được tích hợp công nghệ cảm biến vân tay chủ yếu hầu hết là trên Smartphone, nhà cửa thông minh… bởi tính tiện dụng của nó.

7. Cảm biến ánh sáng là gì? (Light Sensor)

là một thiết bị được sử dụng để phát hiện ánh sáng, cảm nhận được sự biến đổi của môi trường thông qua độ sáng tối bằng con mắt cảm biến thông minh. Cảm biến ánh sáng được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và điện tử nói riêng. Với khả năng nhận biết các biến đổi của môi trường để ứng biến kịp thời, nhận biết các biến đổi của ánh của môi trường bên ngoài mà cảm ứng có thế nhận biết.

Lợi ích:

Cảm biến này thay thế hoàn toàn sức người, không cần phải cài đặt hay điều chỉnh thời gian. Tùy vào mục đích sử dụng và lựa chọn thiết bị cảm biến ánh sáng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngày nay cảm biến ánh sáng ngày càng quan trọng và thân thiện hơn với người sử dụng. Được ứng dụng rộng rãi và phổ biến cho các công trình đèn đường công ty quảng cáo, các hộ gia đình… ngày càng nhiều.

8. Cảm biến âm thanh là gì? (Sound sensor)

Khi có nguồn âm thanh phát ra trong môi trường không khí, các phần tử không khí sẽ bắt đầu rung động. Tần số và biên độ dao động được xác định bởi bản chất âm thanh và nguồn phát ra âm thanh. Cảm biến âm thanh được thiết kế để biến đổi những rung động thành các tín hiệu để sử dụng vào những ứng dụng công việc khác nhau.

Cảm biến âm thanh có thể dùng trong giám sát ý tế tự động: kết hợp với phần mềm phân tích âm thanh sẽ phát hiện bệnh tật, những tình huống nguy hiểm dựa vào kết qua phân tích từ phần mềm dò tìm những âm thanh bất thường như: ho, thở mạnh, tiếng người ngã…

Có thể dùng đo mức độ áp lực của âm thanh tác dụng lên bề mặt: phân tích tiếng ồn động cơ, nghiên cứu tiếng ồn đóng mở cửa, các cam ly hợp… hay các thiết bị khác  nhằm kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và tạo sự thoải mái tốt nhất cho người dùng.

Hơn nữa cảm biến còn phân tích ô nhiễm tiếng ồn: Nguồn phát âm thanh có thể là tiếng ồn công nghiệp, sân bay, các phương tiện giao thông… cảm biến phát hiện các âm thanh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để tạo môi trường lành mạnh cho con người.

9. Cảm biến laser là gì? (Laser sensor)

Là thiết bị điện tử cảm nhận những thay đổi từ môi trường bên ngoài và biến đổi thành các tín hiệu điện để điều khiển các thiết bị khác. Có thể hiểu đơn giản đây là một thiết bị điện tử có thể cảm nhận được môi trường bên ngoài thông qua tín hiệu được tia Laser truyền về từ đó mã hóa và đưa vào khu vực xử lý trong thiết bị chính.

Trong quân đội laser có được dùng để đánh dấu, đo khoảng cách và tốc độ của mục tiêu. Trong giải trí laser được sử dụng trong các sân khấu như hòa âm ánh sáng.

Laser được ứng dụng rất nhiều, như làm mắt đọc đĩa quang CD/DVD, máy in laser, máy quét mã vạch, công cụ trình tự DNA, internet cáp quang, máy cắt, máy hàn, máy phẫu thuật laser...

Keyword google search: Sensor là gì? Các loại sensor cơ bản