206 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

electronichcm@gmail.com

Giới thiệu

Tin tức

Liên hệ

Vận chuyển

Toàn quốc (trả phí)

093 629 2319

Hotline tư vấn miễn phí

093 214 0397

Hotline tư vấn miễn phí

Tin tức

Điện năng là gì? Công thức tính và ứng dụng

Điện năng là nguồn năng lượng có một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng rất ít ai hiểu rõ: điện năng là gì? Vai trò của điện năng? Công thức tính và cách giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ. Do đó, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về điện năng trong bài viết dưới đây, cùng đón đọc nhé!

Điện năng là gì?

Điện năng là gì?

Điện năng là khái niệm được dùng để biểu thị năng lượng của dòng điện hay còn được gọi là công năng do dòng điện sinh ra.

Điện năng có vai trò vô cùng quan trọng với đời sống con người, vì nó là nguồn năng lượng chính giúp mọi máy móc và thiết bị điện hoạt động. Nhờ có điện năng mà đời sống của con người ngày càng được nâng cao, lao động sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng cao, lại giúp giảm đáng kể sự tiêu tốn sức lao động con người nhờ các lợi ích mà điện năng mang lại.

Điên năng được sản xuất từ những nhà máy điện như: nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử,… Sau khi sản xuất, nó được truyền tải qua đường dây tải điện tới nơi tiêu thụ.

Điện năng có vai trò quan trọng với đời sống con người

Các khái niệm liên quan đến điện năng

Một số khái niệm bạn cần biết khi nói đến điện năng, bao gồm:

  • Công của dòng điện

Công của dòng điện sản sinh trong một đoạn mạch là số đo lượng điện mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác.

Công của dòng điện có đơn vị là kWh.

  • Điện năng tiêu thụ

Điện năng tiêu thụ được hiểu đơn giản là số năng lượng tiêu hao cho hoạt động của máy móc, thiết bị để hoạt động phục vụ con người.

Đơn vị đo điện năng tiêu thụ tiêu chuẩn là W hoặc kWh.

Tại Việt Nam, đơn vị đo điện năng tiêu thụ thường được gọi là số điện: 1 số điện = 1Kwh =  1000Wh.

  • Điện sản xuất

Điện sản xuất là lượng điện được sản xuất ra từ các nguồn cung cấp thiên nhiên như gió, nước, than đá hay điện hạt nhân, máy phát điện công nghiệp.

Ở Việt Nam, nguồn điện sản xuất lớn nhất được lấy từ thủy điện.

  • Công tơ điện

Công tơ điện (còn được gọi là điện năng kế, đồng hồ điện) là thiết bị chuyên dụng được thiết kế để dùng đo lượng điện tiêu thụ khi máy móc, thiết bị tiêu hao để vận hành.

Ngày nay, loại công tơ điện mới còn được tích hợp thêm khả năng truyền thông tin và gửi dữ liệu lên hệ thống trung tâm quản lý, hỗ trợ đo lường chỉ số điện của hệ thống.

Công tơ điện là thiết bị đo lượng điện năng thiết bị tiêu thụ

Cách thức điện năng truyền tải

Chúng ta sử dụng hệ thống dây dẫn điện để truyền tải điện năng từ nhà máy sản xuất điện đến nơi tiêu thụ điện. Dòng điện dân dụng thường có điện áp dao động từ 220-380V.

Đa số các loại dây dẫn điện hiện hành đều có cấu tạo gồm 2 phần: phần vỏ cách điện và lõi dẫn điện.

Phần vỏ dây có cấu tạo từ nhựa đặc biệt có chức năng chính là cách điện, không cho điện năng truyền ở bên trong dây dẫn thoát ra ngoài. Có một số loại dây lớp vỏ cách điện này còn có thêm các lớp làm từ nhiều vật liệu như: cao su tự nhiên, cao su tổng hợp hoặc PVC,... để bảo vệ cơ học bên ngoài đảm bảo tối đa an toàn.

Phần lõi dẫn điện thường được làm từ chất liệu đồng hoặc nhôm.

Đa số các loại dây dẫn điện năng đều có cấu tạo gồm 2 phần

Cách tính điện năng tiêu thụ

Có hai công thức tính điện năng tiêu thụ đó là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch và điện năng tiêu thụ của thiết bị điện. Ngoài ra còn có công thức tính công suất tiêu thụ điện năng. Chi tiết 3 cách tính như sau:

  • Cách tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch điện

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch điện là chỉ số thể hiện lượng năng lượng điện được biến đổi từ điện năng thành công năng trong đoạn mạch đó với thời gian xác định nhằm tạo ra sự dịch chuyển của các điện tích trong mạch.

Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch như sau:

A = U.I.t = U|q|

Trong đó:

A là ký hiệu cho điện năng tiêu thụ của đoạn mạch.

I là ký hiệu của cường độ dòng điện của đoạn mạch A (mỗi một đoạn mạch điện sẽ có chỉ số cường độ dòng điện riêng, đây là chỉ số biểu thị độ mạnh của dòng điện trong đoạn mạch).

t là ký hiệu của khoảng thời gian dịch chuyển của các điện tích.

U là ký hiệu của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

q là ký hiệu của lượng điện dịch chuyển bên trong của đoạn mạch.

  • Cách tính điện năng tiêu thụ của thiết bị

Điện năng tiêu thụ của thiết bị được tính bằng công thức sau:

A = P.t

Trong đó:

A là điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện.

P là ký hiệu của công suất định mức.

t là khoảng thời gian mà thiết bị sử dụng điện.

  • Cách tính công suất tiêu thụ điện năng

Công suất tiêu thụ điện năng chính là chỉ số dùng để biểu thị tốc độ công năng của máy móc, thiết bị điện trong một khoảng thời gian xác định nào đó. Công thức tính công suất tiêu thụ điện năng cụ thể như sau:

P = A/t

Trong đó:

P là ký hiệu của công suất tiêu thụ điện năng

A biểu thị cho công thực hiện có đơn vị là Jun và Newton mét (N.m)

t là ký hiệu của khoảng thời gian thực hiện công .

Hiện nay, các thiết bị, máy móc điện phục vụ cho cuộc sống hàng ngày đều có ghi chỉ số công suất tiêu thụ điện năng này trên phần thông tin sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thể biết và chọn lựa được thiết bị có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Mỗi thiết bị điện đều có công suất tiêu thụ điện năng nhất định

Vai trò của điện năng trong đời sống hiện đại

Điện năng là nguồn năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc của chúng ta hiện nay. Cụ thể như:

  • Đối với đời sống sinh hoạt

Điện năng cung cấp nguồn năng lượng cho hầu hết các thiết bị hoạt động phục vụ trong đời sống gia đình như: tủ lạnh, tivi, điều hòa, nồi cơm điện, máy giặt,...

Ngoài trong gia đình, điện năng còn có vai trò là cung cấp năng lượng cho nhiều thiết bị phục vụ trong nhiều lĩnh vực khác như: giáo dục, y tế, thể thao, giải trí,...

  • Đối với ngành công nghiệp sản xuất

Điện năng cũng là năng lượng cung cấp cho mọi thiết bị, máy móc cần dùng trog mô hình công nghiệp nhiều ngành nghề, giúp hệ thống máy móc làm việc hiệu quả hơn, đạt hiệu suất cao, giảm bớt sự tiêu tốn thời gian cũng như sức lao động.

Từ đó khiến các nhà máy ngày càng phát triển, được hệ thống tự động hóa, phát huy tối đa sức mạnh và vai trò của mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  • Đối với ngành nông nghiệp

Điện năng là năng lượng cho hệ thống máy bơm, máy phát sáng,... giúp cung cấp ánh sáng, nước và nhiệt độ để tạo điều kiện tốt nhất cho vật nuôi, cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất tối đa, đồng thời giúp giảm bớt sức lao động của con người.

Điện năng giúp việc sản xuất công nghiệp đạt năng suất cao hơn

Cách tiết kiệm điện năng hiệu quả

  • Việc tiết kiệm điện năng có những lợi ích sau:

Tiết kiệm chi phí hàng tháng phải chi trả cho nhà máy điện

Hạn chế tình trạng quá tải điện xảy ra, tránh việc quá tải khiến các thiết bị điện trong nhà, trong cơ sở sản xuất, nhà máy công nghiệp không gặp sự cố không mong muốn, đảm bảo tuổi thọ sử dụng cho thiết bị.

Sử dụng tiết kiệm điện năng còn góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, ngăn chặn trái đất nóng lên, bảo vệ môi trường sống lâu dài của con người và động vật.

  • Những cách tiết kiệm điện năng đơn giản mà hiệu quả:
  • Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện năng:

Đây là cách làm đơn giản nhất, khi mua bất kì một thiết bị điện nào, hãy tìm hiểu rõ thông tin của thiết bị, chọn mua thiết bị mức công suất điện năng tiêu thụ nhỏ.

Với đèn chiếu sáng, thay vì bóng đèn sợi đốt, hãy thay thế bằng đèn LED hoặc đèn huỳnh quang vì 2 loại bóng này có tuổi thọ cao hơn, cho ánh sáng trong trẻo, lại an toàn với môi trường và tiêu thụ ít điện năng hơn.

  • Rút phích cắm ra khỏi ổ điện sau khi sử dụng:

Sau mỗi lần sử dụng một thiết bị điện nào đó, hãy rút ngay phích cắm của thiết bị ra khỏi ổ nguồn điện, khi nào dùng sẽ cắm lại. Vì dù không hoạt động nhưng phích cắm vẫn kết nối với nguồn điện vẫn sẽ tiêu tốn một lượng điện năng nhỏ.

Tương tự, trước khi ra khỏi nhà, hãy chắc chắn rằng bạn đã tắt hết các thiết bị điện không cần thiết, rút hoàn toàn phích cắm các thiết bị điện không dùng tới, điều chỉnh chế độ phù hợp với các thiết bị điện vẫn cần vận hành.

  • Thay thế các thiết bị điện đã cũ:

Các thiết bị dùng điện trong nhà như máy giặt, tủ lạnh, ấm đun nước, nồi cơm điện,... nếu đã cũ hoặc có hư hỏng, bạn nên thay mới để bảo đảm an toàn khi sử dụng, tránh sự cố điện xảy ra, hơn nữa còn giúp tiêu tốn ít lượng điện năng hơn.

  • Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện trong khung giờ cao điểm:

Bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện trong các khung giờ cao điểm là 8h, 11h30, 17h, 20h vì sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc sẽ khiến công suất điện tiêu thụ vượt mức cho phép, khiến dễ gặp sự cố điện, còn gây tiêu tốn nhiều điện năng hơn bình thường.

  • Sử dụng vòi hoa sen và vặn nhỏ vòi nước:

Nghe thì tưởng không liên quan lắm, nhưng việc này khiến giảm thiểu đáng kể lượng nước tiêu thụ hàng tháng, giúp tiết kiệm được điện để vận hành máy bơm, máy lọc nước.

Hãy tắt hết các thiết bị điện không cần thiết để tiết kiệm điện năng

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp cho bạn đọc câu hỏi “Điện năng là gì?”, cũng như cung cấp thêm nhiều kiến thức xung quanh về điện năng trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cách sử dụng điện năng một cách hợp lý và tiết kiệm nhất. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn, giúp bạn thay đổi để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài viết liên quan: